Bệnh viêm phổi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách phòng chống theo lời khuyên của bác sĩ Nhi
Bệnh viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng viêm túi khí của cơ thể. Bệnh này gây ra tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi do vi khuẩn hay virus xuất hiện và tạo thành những ổ nhiễm trùng. Các virus gây nên bệnh viêm phổi phổ biến như: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm…; Các loại vi khuẩn; Một số loại ký sinh trùng, nấm (phổ biến là nấm candida albicans gây tưa miệng ở trẻ em dẫn đến viêm phế quản phổi).
Bệnh viêm phổi thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em với tỷ lệ tử vong cao. Số trẻ tử vong vì viêm phổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với những căn bệnh khác. Số liệu thống kê cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trẻ em chết vì viêm phổi, chiếm 15% tổng số ca tử vong ở trẻ em.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh viêm phổi
Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết trẻ em mắc bệnh viêm phổi nặng sẽ tím tái, nguyên nhân do phổi bị tổn thương, khó sản xuất oxy cung cấp cho máu.
Dấu hiệu ban đầu trẻ bị viêm phổi thông thường là sốt, ho và khó thở (trẻ thở nhanh, thở không đều…). Có trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng đau ngực, đau bụng, ăn kém. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành chụp Xquang phổi để quan sát.
Một số trẻ chỉ có dấu hiệu ho, sổ mũi, ho viêm hô hấp trên nhưng sau vài ngày diễn tiến thành viêm phổi nhiễm vi trùng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin đa số trẻ mắc bệnh viêm phổi phải dùng kháng sinh. Điều trị viêm phổi thời gian trung bình từ 1 – 2 tuần, trường hợp nặng phải điều trị từ 3 – 4 tuần. Đa số các bệnh nhi viêm phổi đều phải nhập viện, khi sức khỏe ổn định có thể về nhà điều trị và tái khám.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em
Theo bác sĩ Khanh, bệnh viêm phổi không lây nhưng bệnh viêm đường hô hấp rất dễ lây do các tác nhân từ vùng mũi họng phát tán ra môi trường xung quanh khi ho và hắt hơi.
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, cha mẹ nên cho bé chích ngừa đầy đủ. Nên nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong chế độ dinh dưỡng cần ăn đủ và đa dạng các chất, uống đủ nước hàng ngày. Môi trường quanh không gian sống của trẻ cũng cần được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.
Một lưu ý quan trọng với các bà mẹ là nên khám thai thường xuyên để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống cần đủ chất dinh dưỡng (protid, lipid, các vitamin và muối khoáng…). Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú liên tục đến 2 tuổi để hệ miễn dịch của trẻ phát triển toàn diện, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
Viêm phổi là tình trạng viêm túi khí của cơ thể. Bệnh này gây ra tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi do vi khuẩn hay virus xuất hiện và tạo thành những ổ nhiễm trùng. Các virus gây nên bệnh viêm phổi phổ biến như: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm…; Các loại vi khuẩn; Một số loại ký sinh trùng, nấm (phổ biến là nấm candida albicans gây tưa miệng ở trẻ em dẫn đến viêm phế quản phổi).
Viêm phổi là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở trẻ em dưới 5 tuổi - Ảnh minh họa: Internet |
Bệnh viêm phổi thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em với tỷ lệ tử vong cao. Số trẻ tử vong vì viêm phổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với những căn bệnh khác. Số liệu thống kê cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trẻ em chết vì viêm phổi, chiếm 15% tổng số ca tử vong ở trẻ em.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh viêm phổi
Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết trẻ em mắc bệnh viêm phổi nặng sẽ tím tái, nguyên nhân do phổi bị tổn thương, khó sản xuất oxy cung cấp cho máu.
Dấu hiệu ban đầu trẻ bị viêm phổi thông thường là sốt, ho và khó thở (trẻ thở nhanh, thở không đều…). Có trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng đau ngực, đau bụng, ăn kém. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành chụp Xquang phổi để quan sát.
Trẻ bị viêm phổi sẽ có dấu hiệu ho, khó thở kèm các triệu chứng khác - Ảnh minh họa: Internet |
Một số trẻ chỉ có dấu hiệu ho, sổ mũi, ho viêm hô hấp trên nhưng sau vài ngày diễn tiến thành viêm phổi nhiễm vi trùng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin đa số trẻ mắc bệnh viêm phổi phải dùng kháng sinh. Điều trị viêm phổi thời gian trung bình từ 1 – 2 tuần, trường hợp nặng phải điều trị từ 3 – 4 tuần. Đa số các bệnh nhi viêm phổi đều phải nhập viện, khi sức khỏe ổn định có thể về nhà điều trị và tái khám.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em
Theo bác sĩ Khanh, bệnh viêm phổi không lây nhưng bệnh viêm đường hô hấp rất dễ lây do các tác nhân từ vùng mũi họng phát tán ra môi trường xung quanh khi ho và hắt hơi.
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, cha mẹ nên cho bé chích ngừa đầy đủ. Nên nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong chế độ dinh dưỡng cần ăn đủ và đa dạng các chất, uống đủ nước hàng ngày. Môi trường quanh không gian sống của trẻ cũng cần được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.
Chích ngừa cho trẻ em là cách phòng tránh bệnh viêm phổi hữu hiệu - Ảnh minh họa: Internet |
Một lưu ý quan trọng với các bà mẹ là nên khám thai thường xuyên để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống cần đủ chất dinh dưỡng (protid, lipid, các vitamin và muối khoáng…). Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú liên tục đến 2 tuổi để hệ miễn dịch của trẻ phát triển toàn diện, tăng khả năng chống lại bệnh tật.
Hồng Ngân (Phụ Nữ Sức Khỏe)