Các trường đại học Việt Nam nên lựa chọn tham gia bảng xếp hạng nào?
Ngày 11/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường đại học Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, chia sẻ thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một trong những giải pháp là xếp hạng minh bạch, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế, với mục tiêu quan trọng là chất lượng.
Phân loại, xếp hạng đại học cũng là nội dung được đưa vào dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi.
Hội thảo lắng nghe 2 diễn giả chính là bà Mandy Mok – Giám đốc điều hành Tổ chức xếp hạng QS Châu Á và Giáo sư Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội với báo cáo “Kết quả nghiên cứu đối sánh các chỉ số xếp hạng và đề xuất giải pháp cho một số đại học Việt Nam”.
Giáo sư Nguyễn Hữu Đức cho rằng: “Trong thời đại thông tin số, nhất là trên bình diện quốc tế, một trường đại học không có tên trong bảng xếp hạng coi như không được thế giới biết đến và phụ huynh, người học coi như trường đó không có, không tồn tại và không đăng ký vào học trường đó.
Do đó, có thể nói xếp hạng đại học là một công cụ nhận diện đơn giản và hiệu quả. Ngày nay, xếp hạng đại học không chỉ là thông tin để phục vụ việc chọn trường nữa, mà rất nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan, Nga, Malaixia… đã sử dụng kết quả xếp hạng để xây dựng chính sách phát triển và quyết định đầu tư.
Đối với Việt Nam ta, ý nghĩa còn nhiều hơn thế, nó giúp cho các trường đại học định hướng sự phát triển, thực hiện đầy đủ các chức năng của mình; là một chỉ số để thực hiện giải trình và đặc biệt trong thời điểm hiện nay, có thể giúp đại học tự khôi phục lòng tin với cộng đồng”.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường đại học băn khoăn bởi hiện nay trên thế giới có rất nhiều bảng xếp hạng đại học và không biết lựa chọn bảng xếp hạng nào?
Về điều này, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin, theo thống kê hiện nay đang có 16 bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng quốc tế ở các mức độ khác nhau.
Mỗi bảng có một ưu tiên riêng, nhưng chung nhất, toàn diện nhất, được quan tâm nhiều nhất là 4 bảng xếp hạng:
ARWU (từ 2003) của Trường Đại học giao thông Thượng hải, QS và Webo (từ 2004) và THE (từ 2010), trong đó theo thống kê của trang mạng Alexa, website của QS có sự quan tâm của cộng đồng cao nhất.
Nếu ARWU quan tâm nhiều đến các tiêu chí đánh giá các nghiên cứu trình độ cao (giải thưởng Nobel, bài báo trên Nature, Science…). thì THE hình như là văn hóa của châu Âu và các nước đang phát triển, họ quan tâm đến cả tài trợ của doanh nghiệp và cựu sinh viên cho các hoạt động nghiên cứu.
Những tiêu chí này chưa phù hợp lắm với số đông các trường đại học của châu Á và các khu vực đang phát triển.
QS mặc dù ra đời sớm, nhưng đã có tầm nhìn chung, vừa bám chặt các tiêu chí cơ bản của xếp hạng đại học, vừa phản ánh được mối quan tâm của số đông các trường đại học, trong đó lấy hoạt động đào tạo và sự thừa nhận của cộng đồng đối với thương hiệu của một trường đại học vẫn làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.
“Đành rằng, khi một trường đại học có kết quả hoạt động tốt thì nếu đăng ký tham gia xếp hạng nào cũng sẽ tốt (với thứ hạng khác nhau khoảng dăm chục bậc), nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, bước đầu chúng ta nên tập trung tham gia một bảng xếp hạng là đã có thông tin để nhận diện rồi. Theo đó, theo tôi QS là một lựa chọn hợp lý”, giáo sư Nguyễn Hữu Đức nêu quan điểm.
Nhìn nhận về tình hình giáo dục đại học tại Việt Nam, giáo sư Nguyễn Hữu Đức thừa nhận rằng, Việt Nam ta có đủ điều kiện để xây dựng được các đại học tốt, nhưng hiện nay nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học đang rất phân bố thiếu tập trung và thực hiện chưa hoàn toàn đúng chức năng.
Đành rằng, các đại học đang hướng tới mục tiêu và định hướng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phải cố gắng “vốn hóa” được tri thức ngay trong khuôn viên đại học của mình, nhưng nói cho cùng và so với các cơ sở nghiên cứu khác thì nghiên cứu khoa học ở các trường đại học vẫn thiên về hàn lâm hơn.
Còn ở các viện nghiên cứu khác, không ai phủ nhận vai trò nghiên cứu cơ bản, nhưng chức năng chính nên thiên về nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm.
Trong thực tế hiện nay, chưa ai quan tâm đến điều này, nên về mặt hệ thống và lý thuyết chúng ta đã có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nhưng các thành tố của hệ sinh thái đó đang vận hành sai chức năng.
Trong trường hợp này, trên tinh thần đổi mới, sắp xếp lại các tổ chức, bộ máy mà Nhà nước đang phát động, thiết nghĩ nên khởi động lại ý tưởng đã có từ vài chục năm trước về việc tích hợp các nghiên cứu cơ bản vào các trường đại học.
Chí ít, phải huy động, điều động hoặc/và tích hợp các hoạt động của các nhà khoa học cơ bản có năng lực ở các viện nghiên cứu vào việc đào tạo và xây dựng thương hiệu của các đại học Việt Nam. Sự di chuyển này vừa phát huy được hiệu quả của từng các nhân các nhà khoa học và sức mạnh của hệ thống, tránh trùng lặp và dàn trải.
Là người đang nắm một số kết quả phân tích hiện trạng giáo dục đại học của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Hữu Đức kỳ vọng, qua phân tích và có cơ sở để đặt mục tiêu vào năm 2020 Việt Nam có hơn 10 trường đại học vào nhóm 400 đại học Châu Á (hiện nay mới có 6 trường), 1-2 trường vào nhóm 100 châu Á và nhóm 1000 thế giới.
Quyết tâm xa hơn, đến năm 2025 Việt Nam phải có vài trường vào nhóm 500 thế giới.
Tuy nhiên, muốn đạt kết quả như vậy, ông Đức cho rằng, không thể không có giải pháp quan trọng đầu tiên là đầu tư mục tiêu của Nhà nước. Dự án đầu tư này, ngoài việc đầu tư thúc đẩy nghiên cứu, còn cần tích hợp với đề án đào tạo tiến sĩ đang có.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự kết hợp với Bộ Khoa học và công nghệ để ưu tiên sự ủng hộ của Quỹ Nafosted cho mục tiêu này của các trường đại học hoặc mở thêm một chương trình nghiên cứu cấp quốc gia mới nữa.
Đối với các trường đại học, cần quan tâm đến các giải pháp có tính chất nguyên tắc và bắt buộc để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Các trường được tự chủ cao nhưng phải vận hành các hoạt động của nhà trường theo cơ chế thị trường, hướng đến sự quan tâm của thị trường và các nhà tuyển dụng.
Được biết, các tiêu chí và trọng số của Bảng xếp hạng QS châu Á bao gồm:
Phát biểu khai mạc hội thảo, chia sẻ thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một trong những giải pháp là xếp hạng minh bạch, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế, với mục tiêu quan trọng là chất lượng.
Phân loại, xếp hạng đại học cũng là nội dung được đưa vào dự thảo luật Giáo dục đại học sửa đổi.
Hội thảo lắng nghe 2 diễn giả chính là bà Mandy Mok – Giám đốc điều hành Tổ chức xếp hạng QS Châu Á và Giáo sư Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội với báo cáo “Kết quả nghiên cứu đối sánh các chỉ số xếp hạng và đề xuất giải pháp cho một số đại học Việt Nam”.
Giáo sư Nguyễn Hữu Đức cho rằng: “Trong thời đại thông tin số, nhất là trên bình diện quốc tế, một trường đại học không có tên trong bảng xếp hạng coi như không được thế giới biết đến và phụ huynh, người học coi như trường đó không có, không tồn tại và không đăng ký vào học trường đó.
Do đó, có thể nói xếp hạng đại học là một công cụ nhận diện đơn giản và hiệu quả. Ngày nay, xếp hạng đại học không chỉ là thông tin để phục vụ việc chọn trường nữa, mà rất nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan, Nga, Malaixia… đã sử dụng kết quả xếp hạng để xây dựng chính sách phát triển và quyết định đầu tư.
Đối với Việt Nam ta, ý nghĩa còn nhiều hơn thế, nó giúp cho các trường đại học định hướng sự phát triển, thực hiện đầy đủ các chức năng của mình; là một chỉ số để thực hiện giải trình và đặc biệt trong thời điểm hiện nay, có thể giúp đại học tự khôi phục lòng tin với cộng đồng”.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường đại học băn khoăn bởi hiện nay trên thế giới có rất nhiều bảng xếp hạng đại học và không biết lựa chọn bảng xếp hạng nào?
Về điều này, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin, theo thống kê hiện nay đang có 16 bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng quốc tế ở các mức độ khác nhau.
Mỗi bảng có một ưu tiên riêng, nhưng chung nhất, toàn diện nhất, được quan tâm nhiều nhất là 4 bảng xếp hạng:
ARWU (từ 2003) của Trường Đại học giao thông Thượng hải, QS và Webo (từ 2004) và THE (từ 2010), trong đó theo thống kê của trang mạng Alexa, website của QS có sự quan tâm của cộng đồng cao nhất.
Nếu ARWU quan tâm nhiều đến các tiêu chí đánh giá các nghiên cứu trình độ cao (giải thưởng Nobel, bài báo trên Nature, Science…). thì THE hình như là văn hóa của châu Âu và các nước đang phát triển, họ quan tâm đến cả tài trợ của doanh nghiệp và cựu sinh viên cho các hoạt động nghiên cứu.
Những tiêu chí này chưa phù hợp lắm với số đông các trường đại học của châu Á và các khu vực đang phát triển.
QS mặc dù ra đời sớm, nhưng đã có tầm nhìn chung, vừa bám chặt các tiêu chí cơ bản của xếp hạng đại học, vừa phản ánh được mối quan tâm của số đông các trường đại học, trong đó lấy hoạt động đào tạo và sự thừa nhận của cộng đồng đối với thương hiệu của một trường đại học vẫn làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.
“Đành rằng, khi một trường đại học có kết quả hoạt động tốt thì nếu đăng ký tham gia xếp hạng nào cũng sẽ tốt (với thứ hạng khác nhau khoảng dăm chục bậc), nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, bước đầu chúng ta nên tập trung tham gia một bảng xếp hạng là đã có thông tin để nhận diện rồi. Theo đó, theo tôi QS là một lựa chọn hợp lý”, giáo sư Nguyễn Hữu Đức nêu quan điểm.
Nhìn nhận về tình hình giáo dục đại học tại Việt Nam, giáo sư Nguyễn Hữu Đức thừa nhận rằng, Việt Nam ta có đủ điều kiện để xây dựng được các đại học tốt, nhưng hiện nay nguồn lực, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học đang rất phân bố thiếu tập trung và thực hiện chưa hoàn toàn đúng chức năng.
Đành rằng, các đại học đang hướng tới mục tiêu và định hướng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phải cố gắng “vốn hóa” được tri thức ngay trong khuôn viên đại học của mình, nhưng nói cho cùng và so với các cơ sở nghiên cứu khác thì nghiên cứu khoa học ở các trường đại học vẫn thiên về hàn lâm hơn.
Còn ở các viện nghiên cứu khác, không ai phủ nhận vai trò nghiên cứu cơ bản, nhưng chức năng chính nên thiên về nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản phẩm.
Trong thực tế hiện nay, chưa ai quan tâm đến điều này, nên về mặt hệ thống và lý thuyết chúng ta đã có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nhưng các thành tố của hệ sinh thái đó đang vận hành sai chức năng.
Trong trường hợp này, trên tinh thần đổi mới, sắp xếp lại các tổ chức, bộ máy mà Nhà nước đang phát động, thiết nghĩ nên khởi động lại ý tưởng đã có từ vài chục năm trước về việc tích hợp các nghiên cứu cơ bản vào các trường đại học.
Chí ít, phải huy động, điều động hoặc/và tích hợp các hoạt động của các nhà khoa học cơ bản có năng lực ở các viện nghiên cứu vào việc đào tạo và xây dựng thương hiệu của các đại học Việt Nam. Sự di chuyển này vừa phát huy được hiệu quả của từng các nhân các nhà khoa học và sức mạnh của hệ thống, tránh trùng lặp và dàn trải.
Là người đang nắm một số kết quả phân tích hiện trạng giáo dục đại học của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Hữu Đức kỳ vọng, qua phân tích và có cơ sở để đặt mục tiêu vào năm 2020 Việt Nam có hơn 10 trường đại học vào nhóm 400 đại học Châu Á (hiện nay mới có 6 trường), 1-2 trường vào nhóm 100 châu Á và nhóm 1000 thế giới.
Quyết tâm xa hơn, đến năm 2025 Việt Nam phải có vài trường vào nhóm 500 thế giới.
Tuy nhiên, muốn đạt kết quả như vậy, ông Đức cho rằng, không thể không có giải pháp quan trọng đầu tiên là đầu tư mục tiêu của Nhà nước. Dự án đầu tư này, ngoài việc đầu tư thúc đẩy nghiên cứu, còn cần tích hợp với đề án đào tạo tiến sĩ đang có.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có sự kết hợp với Bộ Khoa học và công nghệ để ưu tiên sự ủng hộ của Quỹ Nafosted cho mục tiêu này của các trường đại học hoặc mở thêm một chương trình nghiên cứu cấp quốc gia mới nữa.
Đối với các trường đại học, cần quan tâm đến các giải pháp có tính chất nguyên tắc và bắt buộc để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Các trường được tự chủ cao nhưng phải vận hành các hoạt động của nhà trường theo cơ chế thị trường, hướng đến sự quan tâm của thị trường và các nhà tuyển dụng.
Được biết, các tiêu chí và trọng số của Bảng xếp hạng QS châu Á bao gồm:
Theo Bảng xếp hạng các trường đại học của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) cho khu vực Châu Á mới nhất năm 2018, Việt Nam có 5 trường đại học lọt vào nhóm 350 trường đại học hàng đầu, tức nằm trong nhóm 3% số trường đại học xuất sắc nhất của châu lục.
Bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ.
Bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ.
Thùy Linh (Theo Giaoduc.net)