Loại bỏ giấy phép con trong giáo dục
Theo VCCI, “hoạt động của các cơ sở giáo dục” được xác định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là hợp lý, bởi vì đây là hoạt động tác động đến những lợi ích công như: Chất lượng nguồn nhân lực của xã hội; sự phát triển về nhân cách cũng như tri thức của người học. Tuy nhiên, các điều kiện kinh doanh cần được thiết kế phải bám sát mục tiêu khi quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 7.1 Luật Đầu tư năm 2014.
VCCI cũng cho rằng, theo quy định tại Nghị định 46 thì để thành lập trường mẫu giáo, mầm non; các cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm ngoại ngữ, tin học; phổ thông dân tộc nội trú; phổ thông dân tộc bán trú, nhà đầu tư phải thực hiện 2 thủ tục như: thủ tục cho phép thành lập; thủ tục cho phép hoạt động.
Tuy nhiên trong phần lớn các ngành nghề kinh doanh khác, việc quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ thực hiện qua 1 thủ tục cấp phép duy nhất. “Không rõ tại sao giáo dục, đào tạo lại phải cần cấp phép qua 2 thủ tục riêng? Mặc dù, giáo dục, đào tạo là lĩnh vực có tác động đáng kể đến trật tự công nhưng việc thiết kế điều kiện kinh doanh theo 2 tầng nấc như hiện nay không giúp tăng hiệu quả kiểm soát hơn so với việc cấp phép 1 lần bởi vẫn chỉ là các điều kiện như vậy, vấn đề là cấp 1 giấy phép hay 2 giấy phép mà thôi”-VCCI đặt vấn đề đồng thời kiến nghị, cần thiết kế lại điều kiện, thủ tục thành lập cơ sở giáo dục theo hướng nhà đầu tư chỉ cần phải 1 lần xin giấy phép, nhập 2 thủ tục xin cấp phép thành lập và hoạt động vào làm 1.
Đề cập đến điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học (Điều 22 Nghị định 46), VCCI cho rằng, việc yêu cầu khá cụ thể về điều kiện phòng học đối với các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trong khi, các điều kiện để trường tiểu học hoạt động quy định tại Điều 17 Nghị định 46 lại không quy định cụ thể về điều kiện phòng học dường như là chưa hợp lý.
Theo VCCI, cần điều chỉnh về cùng một điều kiện cơ sở vật chất giữa các cơ sở giáo dục đào tạo chương trình giáo dục tiểu học. Trong trường hợp, cơ sở giáo dục khác có cơ sở vật chất tương ứng với cơ sở giáo dục bậc tiểu học, thì không cần thiết phải yêu cầu thêm về điều kiện cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục này.
VCCI cũng cho rằng, theo quy định tại Nghị định 46 thì để thành lập trường mẫu giáo, mầm non; các cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm ngoại ngữ, tin học; phổ thông dân tộc nội trú; phổ thông dân tộc bán trú, nhà đầu tư phải thực hiện 2 thủ tục như: thủ tục cho phép thành lập; thủ tục cho phép hoạt động.
Tuy nhiên trong phần lớn các ngành nghề kinh doanh khác, việc quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ thực hiện qua 1 thủ tục cấp phép duy nhất. “Không rõ tại sao giáo dục, đào tạo lại phải cần cấp phép qua 2 thủ tục riêng? Mặc dù, giáo dục, đào tạo là lĩnh vực có tác động đáng kể đến trật tự công nhưng việc thiết kế điều kiện kinh doanh theo 2 tầng nấc như hiện nay không giúp tăng hiệu quả kiểm soát hơn so với việc cấp phép 1 lần bởi vẫn chỉ là các điều kiện như vậy, vấn đề là cấp 1 giấy phép hay 2 giấy phép mà thôi”-VCCI đặt vấn đề đồng thời kiến nghị, cần thiết kế lại điều kiện, thủ tục thành lập cơ sở giáo dục theo hướng nhà đầu tư chỉ cần phải 1 lần xin giấy phép, nhập 2 thủ tục xin cấp phép thành lập và hoạt động vào làm 1.
Đề cập đến điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học (Điều 22 Nghị định 46), VCCI cho rằng, việc yêu cầu khá cụ thể về điều kiện phòng học đối với các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trong khi, các điều kiện để trường tiểu học hoạt động quy định tại Điều 17 Nghị định 46 lại không quy định cụ thể về điều kiện phòng học dường như là chưa hợp lý.
Theo VCCI, cần điều chỉnh về cùng một điều kiện cơ sở vật chất giữa các cơ sở giáo dục đào tạo chương trình giáo dục tiểu học. Trong trường hợp, cơ sở giáo dục khác có cơ sở vật chất tương ứng với cơ sở giáo dục bậc tiểu học, thì không cần thiết phải yêu cầu thêm về điều kiện cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục này.
Theo Đại Đoàn Kết